CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH LỄ HỘI
HÀ NỘI – THIỀN VIÊN TRÚC LÂM TÂY THIÊN
– ĐỀN HAI BÀ TRƯNG (VĨNH PHÚC) – HÀ NỘI
THỜI GIAN : 01 NGÀY
PHƯƠNG TIỆN : Ô TÔ
Mã tour : 0285
Thời gian : 01 ngày.
Điểm đến chính : Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên – Đền Hai Bà Trưng (Vĩnh Phúc)
Nơi khởi hành : Hà Nội – Nơi kết thúc tour: Hà Nội
Giá tour / 1 khách : 2.000.000 VND (Hai triệu đồng), áp dụng cho Đoàn 45 khách trở lên.
Di động : 09.68.2222.86 – 09.68.2486.82
1. THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH : “HÀ NỘI – THIỀN VIỆN TRÚC LÂM TÂY THIÊN – ĐỀN HAI BÀ TRƯNG (VĨNH PHÚC) – HÀ NỘI 1 NGÀY (ĂN: SÁNG, TRƯA)
–06h 00: Xe và Hướng dẫn viên của Công ty đón Quý khách tại điểm hẹn ở Hà Nội, khởi hành đi Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên. Quý khách được chiêm bái, tham quan chùa Tây Thiên – nơi thờ Quốc Mẫu Lăng Thị Tiêu, người được Hùng Chiêu Vương thứ 7 lập làm Chính Vương Phi, có công giúp vua dẹp giặc, mở mang bờ cõi, thống nhất giang sơn, dạy dân trồng lúa, giữ lửa trong buổi bình minh của dân tộc.
-Trên đường đi, Quý khách dừng chân nghỉ ngơi và ăn sáng.
-11h 30: Quý khách dùng bữa trưa tại nhà hàng với những món ăn mang đậm hương vị núi rừng Tây Thiên…
-Trên đường đi, Quý khách dừng chân nghỉ ngơi và ăn sáng.
-11h 30: Quý khách dùng bữa trưa tại nhà hàng với những món ăn mang đậm hương vị núi rừng Tây Thiên…
-13h 30: Xe và Hướng dẫn viên đưa Quý khách đi lễ và tham quan Đền thờ Hai Bà Trưng tại thôn Hạ Lôi, xã Mê linh, Huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc. Hiện nay, đền thờ Hai Bà Trưng có các công trình : tam quan, nhà tiền tế, nhà trung tế và hậu cung. Phía ngoài hậu cung có cây Lụa già, là hộp thư bí mật tại đây những năm 1943- 1944, đồng chí Trường Chinh – Tổng bí thư Đảng đã chọn đền thờ Hai Bà Trưng làm một trong những nơi hội họp bí mật để chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Thủ đô Hà Nội ngày 19/8/1945.
–16h 00: Quý khách lên xe, trở về Hà Nội.
–18h 00: Đoàn về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chương trình du lịch : “Hà Nội – Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên – Đền Hai Bà Trưng (Vĩnh Phúc) – Hà Nội 01 ngày”.
-Hướng dẫn viên của Công ty cảm ơn Quý khách đã sử dụng dịch vụ, chào tạm biệt và hẹn gặp lại Quý khách trong các chương trình du lịch sau !
2. CHI TIẾT VỀ GIÁ TOUR DU LỊCH :
-Giá tour / 1 khách : 2.000.000 VND (Hai triệu đồng), áp dụng cho Đoàn 45 khách trở lên.
–Trẻ em dưới 5 tuổi miễn phí tiền tour, từ 5 đến 10 tuổi tính ½ suất người lớn, từ 11 tuổi trở lên tính giá tour như người lớn.
2.1. GIÁ TRÊN BAO GỒM :
-Nước uống trên xe ô tô.
-Xe ô tô du lịch đời mới, điều hòa nhiệt độ tốt.
–Hướng dẫn viên du lịch giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, phục vụ suốt tuyến.
-Ăn sáng : 1 bữa.
-Ăn trưa : 1 bữa.
-Vé vào cổng các điểm tham quan theo chương trình du lịch này.
-Bảo hiểm 10.000.000 VND / vụ (Mười triệu đồng / vụ).
2.2. GIÁ TRÊN KHÔNG BAO GỒM :
-Chi phí cá nhân : giặt là, điện thoại..
-Đồ uống trong bữa ăn.
-Thuế VAT 10%.
-Các chi phí không có trong chương trình này.
-Hương, hoa, đồ cúng lễ tại chùa, đền.
3. GIỚI THIỆU :
3.1. THIỀN VIỆN TRÚC LÂM TÂY THIÊN :
Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên tọa lạc tại núi Thạch Đàn, thị trấn Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, cách trung tâm Hà Nội khoảng 85km về phía Tây. Cùng với Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt, Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử thì Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên là một trong ba thiền viện lớn nhất ở Việt Nam.
Tên chùa là Tây Thiên có ý nghĩa là trời Tây, tức là nói đến Ấn Độ, là cái nôi của Phật giáo. Tây Thiên cũng có thể hiểu là miền tây thiên cực lạc, là nơi có đức Phật. Khi đến chùa bạn sẽ cảm nhận được sự linh thiêng của xứ Phật.
Chùa Tây Thiên với chiều dài khoảng 11 km và chiều rộng 1 km. Đây là một khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh kết hợp bao gồm các đình, chùa mang nhiều giá trị văn hóa như đền Thõng, đền Thượng, đền Cô, đền Cậu…
Tại đây cất chứa những dấu vết cũ và những công trình văn hóa ẩn mình trong khu rừng núi Tây Thiên. Chùa Tây Thiên ở Vĩnh Phúc không chỉ là một nơi hấp dẫn khách du lịch bởi cảnh quan thiên nhiên mà còn là một biểu tượng cho đời sống tâm linh của con người Việt Nam.
Chùa nổi tiếng là nơi thờ Phật và thờ Mẫu rất thiêng, thu hút rất nhiều phật tử đến hành hương lễ Phật.
Lễ hội lớn nhất trong năm tại đây là lễ hội Tây Thiên, là một cái tên trong danh sách những lễ hội có quy mô lớn nhất miền Bắc. Thời gian diễn ra vào 15 tháng 2 Âm lịch, đúng ngày này, người dân 14 xóm trong xã Đại Đình cùng tổ chức rước Thánh Mẫu với rất nhiều lễ vật đặc sắc cùng những đặc sản địa phương như xôi, gà, heo quay, hoa quả…. Hơn nữa, trong những ngày diễn ra lễ hội, người dân hay những người khách du lịch đến đây đều có thể cùng tham gia các trò chơi dân gian như thi nấu cơm, thi hát dân ca, kéo co… vô cùng hấp dẫn và vui nhộn.
Những địa điểm nổi tiếng tại Chùa Tây Thiên Vĩnh Phúc :
Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên :
Được xây dựng ngay bên cạnh thiền viện là khu di tích Tây Thiên cổ tự. Tại đây đào tạo về Phật giáo một cách có hệ thống, góp phần phát triển Phật giáo tại Việt Nam cả về chiều rộng và chiều sâu.
Đây là khu vực đền thờ chính, hấp dẫn nhiều khách tham quan với nhiều đền đài, khung cảnh thanh bình, an yên.
Thiền viện trúc lâm An Tâm :
Tại thiền viện Trúc lâm Tây Thiên là chùa tăng thì Thiền viện Trúc Lâm An Tâm là nơi dành cho ni được hoàn thành năm 2012. Tại đây mang trong mình vẻ đẹp của sự yên tĩnh. Thiền viện gồm nhiều những công trình điện thờ và những ni đường, thiền thất cho các ni sư tu hành. Bạn có thể ghé thăm vào khoảng 3 h 30 sáng hoặc 6 h chiều để nghe giảng đạo và ngồi thiền.
Đền Thỏng :
Đây là nơi linh thiêng thờ Quốc Mẫu, được xây dựng trên đền cũ, mang vẻ đẹp cổ kính với điểm nổi bật là cây đa chín cội đã có từ hàng trăm năm hòa vào khung cảnh thiên nhiên núi rừng tạo điểm khác biệt giữa khu danh thắng Tây Thiên.
Đền thờ Quốc Mẫu Tây Thiên :
Đây là địa điểm tham quan nổi tiếng bậc nhất, tọa lạc trên đỉnh núi Tây Thiên. Nơi đây thờ bà Quốc Mẫu Lăng Thị Tiêu – là một vị vương phi sống vào đời Vua Hùng thứ 7, được coi là thần chủ Tây Thiên. Bà đã có công lao to lớn trong việc giúp vua đánh giặc, dạy dân trồng lúa nước.
Đền Cô – Đền Cậu :
Nếu đã đến với Tây Thiên thì du khách không thể nào không đến với Đền Cô và Đền Cậu. Đền Cậu nổi tiếng linh thiêng khi cầu tài, cầu tự, cầu duyên hay cầu những điều tốt đẹp, may mắn cho gia đình và bản thân.
Đền Cô là nơi thờ Cô Bé, theo truyền thuyết Cô Bé là con của trời, ở đây cùng Mẫu giúp dân giúp nước. Đây là một địa điểm lý tưởng để bạn giãi bày những phiền muộn, đau khổ trong cuộc sống, mọi người truyền nhau rằng uống nước thiêng tại đây bạn sẽ thấy tâm hồn thanh thản, bình yên đến lạ.
Khung cảnh hai ngôi đền xung quanh đều là cây cỏ xanh tươi, không khi thoáng mát, tạo nên một không gian thanh tịnh, yên bình.
Đại bảo tháp Mandala :
Đại bảo Tháp nằm trong khu di tích Tây Thiên là ngôi đại bảo tháp đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam. Được xây dựng theo kiến trúc Phật giáo Kim Cương vô cùng độc đáo với chiều cao 29 m, tổng diện tích sàn hơn 1500 m2, còn có một tầng âm rất rộng. Tháp có 3 tầng với các hình dáng khác nhau, biểu tượng cho 6 yếu tố tạo nên vũ trụ theo quan niệm của Phật giáo. Khi đến bảo tháp Mandala, khách du lịch có thể tham quan, nghiêm ngưỡng, cầu nguyện.
3.2. ĐỀN HAI BÀ TRƯNG :
Đền Hai Bà Trưng – Di tích Quốc gia đặc biệt thuộc thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội với lịch sử lâu đời là niềm tự hào của người dân nơi đây; Đây còn là địa điểm thăm quan du lịch tâm linh hấp dẫn đối với du khách trên mọi miền đất nước.
Đền thờ hai vị Anh hùng dân tộc là Trưng Trắc và Trưng Nhị – đã cùng các tướng lĩnh lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đánh đổ ách thống trị của nhà Đông Hán giành lại nền độc lập dân tộc.
Theo chính sử, Hai Bà Trưng quê ở làng Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh (Hà Nội). Cha là quan Lạc tướng huyện Mê Linh nhưng mất sớm, mẹ là bà Nguyễn Thị Đoan (tên tục gọi là bà Man Thiện).
Tương truyền, làng quê có nghề trồng dâu nuôi tằm, Hai Bà Trưng là hai chị em sinh đôi, Bà chị có tên là Trưng Trắc, em gái có tên Trưng Nhị. Từ nhỏ, Hai Bà được mẹ mời thầy giỏi trực tiếp dạy học nên khi lớn lên đều văn võ song toàn, có lòng thương dân và ý chí khởi nghĩa quật cường. Năm mười chín tuổi, bà Trưng Trắc kết hôn với ông Thi Sách, con quan Lạc tướng thành Chu Diên (vùng Sơn Tây ngày nay) cũng là người có ý chí quyết tâm chống giặc Hán đô hộ.
Sau khi Hai Bà mất, nhân dân trong nước tôn kính lập đền thờ Hai Bà và các tướng lĩnh giỏi ở khắp mọi nơi. Đền thờ Hai Bà Trưng ở thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội có ý nghĩa quan trọng nhất bởi đây là nơi lưu lại dấu tích của Hai Bà Trưng thời thơ ấu, trưởng thành, phất cờ khởi nghĩa giành thắng lợi, xưng Vương và định đô.
Ngày nay, đền thờ Hai Bà Trưng được lưu giữ và tôn tạo trang hoàng với nhiều hạng mục: Cổng đền, nhà khách, nghi môn ngoại, nghi môn nội, gác trống, gác chuông, nhà tả – hữu mạc, tam tòa chính điện thờ Hai Bà Trưng, đền thờ thân phụ – thân mẫu Hai Bà và Sư phụ, Sư mẫu của Hai Bà, đền thờ thân phụ, thân mẫu ông Thi Sách và Ông Thi Sách, đền thờ các nữ tướng triều Hai Bà Trưng, đền thờ các nam tướng triều Hai Bà Trưng, nhà bia lưu niệm Hộp thư bí mật của đồng chí Trường Chinh, hồ bán nguyệt, hồ mắt voi, suối vòi voi, hồ tắm voi, thành cổ Mê Linh… trở thành điểm du lịch tâm linh hấp dẫn quan trọng của huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội và du khách thập phương.
Đền thờ Hai Bà trưng – Di tích Quốc gia đặc biệt, khu du lịch tâm linh hấp dẫn :
Hiện nay, trên địa bàn huyện Mê Linh ngày càng có nhiều điểm du lịch hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của khách du lịch, tham quan yêu thích khám phá du xuân chiêm bái cầu phúc, cầu tài đầu năm; giã ngoại những ngày cuối tuần, tìm về chốn an tĩnh để hòa cùng thiên nhiên; Đặc biệt là điểm đến văn hóa tâm linh đền Hai Hà Trưng – Di tích Quốc gia đặc biệt với truyền thống và lịch sử hào hùng của dân tộc.
Đền thờ được xây dựng ở vị trí đắc địa, chính nơi Hai Bà sinh ra, lớn lên, tế cờ khởi nghĩa giành thắng lợi, xưng Vương và định đô ngay từ những tháng năm đầu sau Công nguyên năm 40-43.
Đền thờ Hai Bà Trưng đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt năm 2013.
Đền Trình kế bên cổng vào Đền Hai Bà Trưng
Cổng tam môn ngoại nơi dẫn vào chính điện thờ Hai Bà Trưng
Hòn đá thề lưu giữ lời thề của Hai vị Vua Bà
Hai hàng voi đứng hai bên sân chầu tượng trưng cho 18 đời vua Hùng
Tòa trung tế và hậu cung, nơi thờ Hai Bà Trưng và Lục Bộ Công Thần Nữ tướng dưới thời Hai Bà Trưng
Ban thờ – tượng 6 vị Công thần Nữ tướng
Cổng hoa trang hoàng lối vào nhà bia lưu niệm Đồng chí Trường Trinh
Nhà bia lưu niệm dấu tich của hòm thư bí mật của Đảng như các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Quang Đạo…
Đền thờ thân phụ thân mẫu của Hai Bà Trưng
Ban thờ – Thân phụ, thân mẫu Hai Bà (cha mẹ đẻ)
Ban thờ – Sư phụ, sư mẫu của Hai Bà (Thầy giáo dạy học của Hai Bà)
Đền thờ Thân phụ mẫu sinh ra ông Thi Sách và ông Thi Sách
Ban thờ – Thân phụ, thân mẫu Ông Thi Sách (Bố mẹ chồng của bà Trưng Trắc)
Đền các vị tướng lĩnh của Hai Bà Trưng
Ban thờ bài vị các vị tướng lĩnh
Lầu trống được làm theo kiểu bốn mái uốn cong, bờ dải đắp hình hoa chanh, hai bên đầu hồi đắp hình hổ phù, tầng trên mở bốn cánh cửa quay về bốn hướng…
Đền Hai Bà Trưng còn là nơi lưu giữ nhiều di vật quý như: gỗ, đá, đồng, sứ, giấy…đặc biệt là 23 đạo sắc phong. Các di vật có niên đại tập trung vào triều Nguyễn như hoành phi, hương án, đại tự, câu đối, khám, kiệu, tượng thờ…được chạm khắc công phu, tinh xảo, với các đề tài trang trí: rồng mây, hoa lá, văn triện, hổ phù…
Về với Đền thờ Hai Bà Trưng, ngoài việc thăm quan, tế lễ, du khách thập phương còn lưu trữ lại được những khoảnh khắc tuyệt đẹp bên trong và ngoại vi Đền thờ.
Du khách về với Mê Linh là về với quê Hương Hai Bà Trưng – một vùng đất cổ, địa linh nhân kiệt; một vùng quê huyền thoại mang đậm nét truyền thống lịch sử văn hoá với những người dân thân thiện, hòa nhã, cần cù, sáng tạo hăng say trên những cánh đồng hoa khởi sắc muôn màu mang tới một mùa xuân ấm áp; một năm mọi người, mọi nhà bình an, hạnh phúc và phát triển.