CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH LỄ HỘI
HÀ NỘI – ĐỀN TIÊN LA – CHÙA KEO (THÁI BÌNH)- HÀ NỘI
THỜI GIAN : 01 NGÀY
PHƯƠNG TIỆN : Ô TÔ
Mã tour : 0286
Thời gian : 01 ngày.
Điểm đến chính : Đền Tiên La – Chùa Keo (Thái Bình)
Nơi khởi hành : Hà Nội – Nơi kết thúc tour: Hà Nội
Giá tour / 1 khách : 2.000.000 VND (Hai triệu đồng), áp dụng cho Đoàn 45 khách trở lên.
Di động : 09.68.2222.86 – 09.68.2486.82
1.THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH LỄ HỘI :
HÀ NỘI – ĐỀN TIÊN LA – CHÙA KEO – HÀ NỘI (ĂN: SÁNG, TRƯA).
–06h 30: Xe và Hướng dẫn viên của Công ty đón Quý khách tại điểm hẹn ở Hà Nội, khởi hành đi thăm đền Tiên La – đền thờ Bát Nạn Tướng Quân (tướng quân phá nạn cho dân – Vũ Thị Thục sinh năm 17, mất năm 43, là một nữ tướng của Hai Bà Trưng). Đền có kiến trúc độc đáo, ngoài ra còn lưu giữ được nhiều đồ tế khí quý giá có giá trị thẩm mỹ cao có niên đại từ thời Lê, các tài liệu như thần tích và sắc phong thần thời Lê đến thời Nguyễn, bia đá, minh chuông đều có giá trị lịch sử quý giá.
-Trên đường đi, xin mời Quý khách dừng chân nghỉ ngơi và ăn sáng.
-Trên đường đi, xin mời Quý khách dừng chân nghỉ ngơi và ăn sáng.
-Tới đền Tiên La, Quý khách tham quan và dâng hương lễ tại đền Tiên La.
–11h 30: Quý khách lên xe đi ăn trưa, nghỉ ngơi tại nhà hàng.
–13h 00: Đoàn tiếp tục hành trình đi tham quan và lễ tại Chùa Keo. Năm 1061 sau khi được triều đình nhà Lý cấp đất, chùa Keo được tôn tạo và mở rộng thành một đại danh lam, được liệt vào hàng đứng đầu cả nước lúc bấy giờ. Hiện nay chùa Keo là một trong 10 công trình kiến trúc cổ nhất Việt Nam và là một trong 3 ngôi chùa đặc biệt.
–15h 00: Quý khách lên xe, trở về Hà Nội
–17h 30: Quý khách về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chương trình du lịch lễ hội : “Hà Nội – Đền Tiên La – Chùa Keo – Hà Nội 01 ngày”. Hướng dẫn viên của Công ty cảm ơn Quý khách đã sử dụng dịch vụ, chào tạm biệt và hẹn gặp lại Quý khách trong các chương trình du lịch sau !
2. CHI TIẾT VỀ GIÁ TOUR DU LỊCH :
-Giá tour / 1 khách : 2.000.000 VND (Hai triệu đồng), áp dụng cho Đoàn 45 khách trở lên.
–Trẻ em dưới 5 tuổi miễn phí tiền tour, từ 5 đến 10 tuổi tính ½ suất người lớn, từ 11 tuổi trở lên tính giá tour như người lớn.
2.1. GIÁ TRÊN BAO GỒM :
-Nước uống trên xe ô tô.
-Xe ô tô du lịch đời mới, điều hòa nhiệt độ tốt.
–Hướng dẫn viên du lịch giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, phục vụ suốt tuyến.
-Ăn sáng : 1 bữa.
-Ăn trưa : 1 bữa.
-Vé vào cổng các điểm tham quan theo chương trình du lịch này.
-Bảo hiểm 10.000.000 VND / vụ (Mười triệu đồng / vụ).
2.2. GIÁ TRÊN KHÔNG BAO GỒM :
-Chi phí cá nhân : giặt là, điện thoại..
-Đồ uống trong bữa ăn.
-Thuế VAT 10%.
-Các chi phí không có trong chương trình này.
-Hương, hoa, đồ cúng lễ tại chùa, đền.
3. GIỚI THIỆU VỀ ĐỀN TIÊN LA VÀ CHÙA KEO :
3.1. ĐỀN TIÊN LA :
–Đền Tiên La thờ Bát Nạn Tướng Quân ( Tướng quân phá nạn cho dân – Vũ Thị Thục sinh năm 17, mất năm 43, một nữ tướng của Hai Bà Trưng có công đánh Tô Định ) nằm tại thôn Tiên La – xã Đoan Hùng – huyện Hưng Hà – tỉnh Thái Bình.
–Đền Tiên La tọa lạc tại thôn Tiên La, xã Đoan Hùng (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) trên một diện tích khoảng 4000 m2. Mặt trước đền hướng ra phía con sông Tiên Hưng.
–Đến thăm đền Tiên La, du khách xuôi theo tuyến đường từ Thành phố đi Thị trấn huyện Hưng Hà khoảng 35 km là tới.
-Tọa lạc trên một diện tích khoảng 4000 m² trải qua nhiều lần tu bổ, đến nay đền có quy mô to lớn, đẹp lộng lẫy cả về địa thế và vóc dáng, bao gồm nhiều công trình như hệ thống cổng đền, toà tiền tế, toà trung tế, thượng điện và hệ thống sân đền.
–Toà điện bái đường và thượng điện của đền được kiến trúc bằng vật liệu gỗ tứ thiết, nội thất được chạm trổ công phu với các nội dung có tích kinh điển như “long – lân – quy – phượng” đan xen với “thông – trúc – cúc – mai”.
–Toà điện trung tế là công trình kiến trúc đặc sắc được xây dựng theo kiểu phương đình, kiến trúc theo lối “chồng diêm cổ các”. Điều đặc biệt là toàn bộ vật liệu xây dựng ở toà bái đường đều làm bằng đá như hệ thống cột, xà, kèo… Tất cả đều được chạm trổ công phu tạo nên cho nơi này toát lên vẻ đẹp hoàn mỹ hiếm nơi nào có được.
–Ngoài ra, đền Tiên La còn lưu giữ được nhiều đồ tế khí quý giá có giá trị thẩm mỹ cao có niên đại từ thời Lê, các tài liệu như thần tích và sắc phong thần thời Lê đến thời Nguyễn, bia đá, minh chuông đều có giá trị lịch sử quý giá.
-Lễ hội đền Tiên La : Lễ hội đền Tiên La để tưởng nhớ công ơn Bát Nạn Tướng Quân, được tổ chức vào các ngày 15 đến 17 tháng 3 âm lịch. Ngày nay để phục vụ đông đảo du khách về dự hội ban tổ chức lễ hội đã mở hội từ ngày 10 đến 20 tháng 3 âm lịch. Chính hội là ngày 17, trùng ngày hy sinh của bà tướng là ngày 17 tháng 3 năm Quý Mão (năm 43). Phần hội có trò chọi gà, đấu vật, múa rồng, múa sư tử, đặc biệt là phần rước kiệu và một số trò chơi dân gian khác như : đánh đáo, chọi gà, thổi sáo trúc. Ngoài ra, vào dịp lễ hội còn có nhiều đoàn văn hoá nghệ thuật của tỉnh Thái Bình và các tỉnh lân cận cũng đến biểu diễn các tiết mục văn hoá đặc sắc như các vở chèo : Quan âm Thị Kính, Lưu Bình – Dương Lễ, Phạm Tải – Ngọc Hoa…
–Đền Tiên La, thật xứng đáng với một ngôi đền cổ với những nét đẹp riêng có vùng quê lúa Thái Bình. Với những giá trị lịch sử và vị trí cũng như với lối kiến trúc độc đáo, đền Tiên la chắc chắn sẽ là một điểm dừng chân hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước.
3.2. CHÙA KEO :
–Chùa Keo thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Chùa là một trong những ngôi cổ tự nổi tiếng bậc nhất ở Việt Nam. Gác chuông chùa Keo là một công trình nghệ thuật bằng gỗ rất độc đáo.
-Chùa Thần Quang hay còn gọi là : “Chùa Keo” tọa lạc ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
-Chùa vốn có tên là : “Nghiêm Quang Tự”, được xây từ năm 1061 ở hương Giao Thủy, hữu ngạn sông Hồng. Đến năm 1167, chùa đổi tên thành : “Thần Quang Tự 神光寺”. Tên chùa Keo thường được gọi vì chùa được dựng ở ấp Keo. Chùa thuộc hệ phái Bắc Tông.
-Năm 1611, do nước sông Hồng dâng cao gây ngập lụt cả làng, người dân làng Keo đã dời đi hai nơi, dựng lại hai chùa Keo mới, đó là chùa Keo Hành Thiện hay chùa Keo Dưới ở mạn Đông Nam hữu ngạn sông Hồng, và chùa Keo Trên ở tả ngạn sông Hồng, thuộc huyện Vũ Thư ngày nay.
-Năm 1630, viên quan Hoàng Nhân Dũng cùng vợ là Lại Thị Ngọc Lễ đứng ra vận động xây dựng chùa, do ông Nguyễn Văn Trụ vẽ kiểu. Công trình được hoàn thành vào năm 1632.
-Phật điện được bài trí tôn nghiêm. Chùa còn bảo lưu được nhiều tượng thờ thời Lê. Các pho tượng đặc sắc là : tượng đức Phật Thích Ca nhập niết bàn, tượng Bồ Tát Quan Thế Âm, tượng Thập Bát La Hán v.v…
-Sau chùa có đền thờ Thiền sư Không Lộ, vị sư trụ trì ngôi chùa Nghiêm Quang đầu tiên vào thời Lý.
-Chùa có quy mô kiến trúc rộng lớn, trên một khu đất rộng khoảng 58.000 m2. Chùa trước đây có 154 gian, nay còn 107 gian. Chùa được trùng tu nhiều lần vào các thế kỷ XVII, XVIII và năm 1941. Lần trùng tu năm 1941 có sự giúp đỡ của Trường Viễn Đông Bác Cổ của Pháp.
-Chùa có hai tam quan, tam quan ngoài và tam quan trong. Tam quan trong của chùa vẫn còn giữ được bộ cánh cửa gỗ thế kỷ XVII, cao 2m, rộng 2,6m, chạm một ổ rồng với những rồng mẹ và rồng con chầu mặt nguyệt.
-Công trình kiến trúc nổi tiếng độc đáo của chùa là gác chuông. Gác chuông cao 11,04m, có 3 tầng mái. Bộ mái kết cấu gần 100 dàn đầu voi. Tầng một có treo một khánh đá (ngang 1,87m), tầng hai có quả chuông đúc năm 1686, tầng ba và tầng thượng có chuông đúc năm 1796.
-Chùa đã được Bộ Văn hóa và Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử – Văn hóa Quốc gia. Chùa Keo là ngôi cổ tự nổi tiếng bậc nhất ở Việt Nam.