CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH THANH HÓA
CHẤT LƯỢNG CAO, GIÁ RẺ
HÀ NỘI – KHU DI TÍCH LỊCH SỬ QUỐC GIA LAM KINH – BIỂN SẦM SƠN (THANH HÓA) – HÀ NỘI
THỜI GIAN: 02 NGÀY 01 ĐÊM
PHƯƠNG TIỆN: Ô TÔ
Mã tour: 0238
Thời gian: 02 ngày 01 đêm.
Điểm đến chính: Khu di tích lịch sử Quốc gia Lam Kinh, biển Sầm Sơn (Thanh Hóa)
Nơi khởi hành : Hà Nội – Nơi kết thúc tour : Hà Nội.
Giá tour / 1 khách : 4.000.000 VND (Bốn triệu đồng), áp dụng cho Đoàn 45 khách trở lên.
Di động: 09.68.2222.86 – 09.68.2486.82
1.GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ BIỂN SẦM SƠN :
Du khách đến du lịch biển Sầm Sơn ví đây như vẻ đẹp của nàng thiếu nữ còn mơ màng sau giấc ngủ sâu, một vẻ đẹp khỏe khoắn và quyến rũ vô cùng, hấp dẫn bởi vùng cát ở biển Sầm Sơn thật mịn, lại thoai thoải, không có những hố tử thần, không hụt hẫng kiểu đang nông thì lại hoẵng cái thật sâu.
Đến du lịch Sầm Sơn, Du khách không chỉ có những trải nghiệm du lịch thú vị như tắm biển, Du khách còn được thưởng thức các món ngon nổi tiếng được chế biến từ các hải sản như : Cá hồng, cá song, cá giò, rắn biển, tu hài, sam và nhiều món mang đậm hương vị biển.
2.THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH:
Ngày 01: Hà Nội – Khu Di tích Lịch sử Quốc gia Lam Kinh – Biển Sầm Sơn (Ăn: Sáng, trưa, tối)
–6h 00: Xe và hướng dẫn viên của Công ty đón đoàn tại điểm hẹn ở Hà Nội, khởi hành đi Khu di tích lịch sử quốc gia Lam Kinh và biển Sầm Sơn – Thanh Hóa.
-Trên đường đi, xin mời Quý khách dừng chân nghỉ ngơi và ăn sáng.
-Đến Khu di tích lịch sử Quốc gia Lam Kinh – Thanh Hóa : Xe và Hướng dẫn viên của Công ty đưa Quý khách đi tham quan khu di tích lịch sử Lam Kinh. Nơi đây là quê hương đất tổ nhà Lê – nơi sinh ra anh hùng dân tộc Lê Lợi, nơi phát tích cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lừng lẫy chiến công thế kỷ XV. Năm 2013, khu di tích này được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.
-Tại đây, Quý khách được tham quan khu chính diện, hoàng cung bia mộ, song ngọc, cầu tâu loan, cùng với các công trình kiến trúc mang đậm nét nhà Lê. Quý khách dâng hương tưởng niệm anh hùng Lê Lợi tại bia Vĩnh Lăng nằm trên lưng một con rùa – biểu tượng cho sự trường tồn vĩnh cửu.
-Bật mí cho Quý khách một điều thú vị khi đến với cây ổi cười nằm trong khuôn viên lăng mộ của vua Lê. Chỉ khẽ chạm tay vào cây ổi, Qúy khách sẽ thấy từ tán lá đến thân cây sẽ khẽ đung đưa, và dừng tay lại cây ổi sẽ đứng im. Điều đó như nói lên sự hiếu khách đặc biệt của nơi này.
-Sau khi tham quan Khu di tích lịch sử Quốc gia Lam Kinh, Quý khách lên xe đi Biển Sầm Sơn – Thanh Hóa.
–11h 30: Du khách ăn trưa tại nhà hàng.
–12h 30: Du khách nhận phòng khách sạn nghỉ ngơi.
–15h 30: Du khách tắm biển tự do.
–19h 00: Đoàn dùng cơm tối tại nhà hàng, nghỉ đêm tại khách sạn.
Ngày 02: Biển Sầm Sơn – Hà Nội (Ăn: Sáng, trưa)
–5h 30: Quý khách dậy sớm ngắm bình minh trên biển, tận hưởng không khí trong lành của ngày mới nơi biển cả. Uống ly cafe dạo trên biển.
-Sau đó, xin mời Quý khách dùng bữa sáng.
–7h 00: Xin mời Quý khách tự do tắm biển, mua sắm hải sản tươi, khô ngon về làm quà cho người thân và bạn bè.
–11h 00: Hướng dẫn viên làm thủ tục trả phòng khách sạn.
–11h 30: Xin mời Quý khách ăn trưa tại nhà hàng.
–12h 30: Đoàn lên xe trở về Hà Nội. Trên đường trở về Hà Nội, Đoàn dừng chân mua: Nem chua, Dừa, Dứa… làm quà cho người thân (Chi phí tự túc).
-Về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chương trình du lịch : “Hà Nội – Khu Di tích Lịch sử Lam Kinh – Sầm Sơn – Hà Nội 2 ngày 1 đêm”.
Hướng dẫn viên của Công ty cảm ơn Quý khách đã sử dụng dịch vụ, xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại Quý khách trong các chương trình du lịch sau !
3. CHI TIẾT VỀ GIÁ TOUR DU LỊCH :
-Giá tour / 1 khách: 4.000.000 (Bốn triệu đồng), áp dụng cho Đoàn 45 khách trở lên.
–Trẻ em dưới 5 tuổi miễn phí tiền tour, từ 5 đến 9 tuổi tính ½ suất người lớn, từ 10 tuổi trở lên tính giá tour như người lớn.
3.1. GIÁ TRÊN BAO GỒM :
-Xe ô tô du lịch đời mới, điều hòa nhiệt độ tốt.
-Hướng dẫn viên du lịch giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, phục vụ suốt tuyến.
-Ăn 3 bữa chính và ăn 2 bữa phụ.
-Khách sạn đạt chuẩn, ở 4 người một phòng.
-Bảo hiểm tai nạn rủi ro 20.000.000 VND / vụ (Hai mươi triệu đồng / vụ, không bảo hiểm bệnh vốn có).
-Nước uống trên xe ô tô.
3.2. GIÁ TRÊN KHÔNG BAO GỒM :
-Chi phí cá nhân: giặt là, điện thoại…
– Đồ uống trong bữa ăn.
-Thuế VAT 10%.
– Các chi phí không có trong chương trình này.
4. GIỚI THIỆU KINH THÀNH CỔ LAM KINH :
Với ưu thế về diện tích trải dài trên 140 ha, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh (huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá) đã không chỉ giữ được nguyên vẹn những công trình của triều đại Nhà Hậu Lê, mà còn lưu giữ cả những câu chuyện truyền thuyết mang đầy màu sắc huyền bí của một triều đại phong kiến được coi là hưng thịnh bậc nhất trong lịch sử Việt Nam.
Khu di tích lịch sử Lam Kinh rộng 200 ha (huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) là nơi anh hùng Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược. Sau khi chiến thắng, năm 1428, Lê Lợi lấy niên hiệu Lê Thái Tổ, đặt tên nước là Đại Việt.
Kiến trúc độc đáo của kinh thành cổ :
Lam Kinh vốn là đất Lam Sơn, quê hương của anh hùng Lê Lợi (1385-1433), là nơi nghĩa quân Lam Sơn dựng cờ khởi nghĩa chống giặc Minh (1418-1428). Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế (Lê Thái Tổ), lập nên vương triều Hậu Lê, đóng đô ở Thăng Long (Đông Kinh), mở ra thời kỳ phát triển mới cho quốc gia Đại Việt. Năm 1430, Lê Thái Tổ đổi tên vùng đất Lam Sơn thành Lam Kinh (Tây Kinh). Kể từ đó, các kiến trúc điện, miếu… cũng bắt đầu được xây dựng tại đây, gắn với hai chức năng chính: Điểm nghỉ chân của các vua Lê khi về cúng bái tổ tiên, đồng thời, cũng là nơi ở của quan lại và quân lính thường trực trông coi Lam Kinh; Khu tập trung lăng mộ của tổ tiên, các vị vua, hoàng thái hậu nhà Lê và một số quan lại trong hoàng tộc.
Thành điện Lam Kinh xưa được xây dựng theo địa thế “tọa sơn hướng thủy”, một tiêu chuẩn vàng trong phong thủy của người Á Đông. Phía Bắc của kinh thành dựa vào núi Dầu, phía Nam nhìn ra sông Chu, có núi Chúa làm bình phong, phía Đông là rừng Phú Lâm, còn phía Tây được bảo vệ bởi núi Hương và núi Hàm Rồng.
Khu hoàng thành, cung điện và thái miếu của kinh thành Lam Kinh vẫn được giữ nguyên vẹn cho đến ngày nay, với cách bố trí hình bàn cờ gồm khu ngọ môn, sân rồng, chính điện, thái miếu…
Cây cầu Bạch (tên gọi xưa là cầu Tiên Loan Kiều) bắc trên sông Ngọc là lối đi chính dẫn du khách vào thăm Kinh thành cổ Lam Kinh. Cầu được làm theo kiểu dáng kiến trúc độc đáo phổ biến ở các nước nhiệt đới vùng Á Đông, đó là thượng gia hạ kiều tức trên nhà, dưới cầu.
Trên sông Ngọc có bắc một cây cầu tên là Tiên Loan Kiều hình cánh cung, còn có tên gọi là Cầu Bạch. Cầu uốn cong bắc qua sông Ngọc, nằm trên trục đường chính dẫn vào khu trung tâm chính điện Lam Kinh.
Qua cầu khoảng 50m đến một giếng cổ, trước kia có thả sen. Nước giếng trong xanh quanh năm không cạn, bờ Bắc được lát bậc đá lên xuống, cung cấp nước cho điện Lam Kinh.
Muốn vào khu chính điện, khách phải đi qua Ngọ môn có 3 gian, gian giữa rộng 4,6 m, gian bên rộng 3,5 m. Nền Ngọ môn rộng 11 m, dài hơn 14 m, có 3 cửa ra vào. Cửa giữa rộng 3,6 m, cửa hai bên rộng 2,74 m và được bố trí hàng cột chính giữa. Đặc điểm của bốn cột giữa là kích thước lớn, đường kính chân cột 78 cm.
Nằm trong quần thể thứ nhất, Ngọ môn được các nhà nghiên cứu về kiến trúc cổ đánh giá là một công trình kiến trúc khá quy mô, căn cứ vào chiều rộng của nền Ngọ môn và xét về tỷ lệ quy mô các công trình kiến trúc toàn khu cung điện.
Ngọ môn có hai con Nghê bằng đá đứng canh. Nền Ngọ môn rộng 11 m dài 14,10 m, có 3 cửa ra vào. Cửa giữa rộng 3,6 m, cửa hai bên rộng 2,74 m và được bố trí ở hàng cột chính giữa. Đặc điểm của bốn cột giữa là rất lớn, đường kính chân cột đo được 78 cm. Ngọ môn có 3 gian, gian giữa rộng 4,60 m, gian bên rộng 3,50 m.
Qua Ngọ môn vào đến sân rồng (còn có tên gọi là sân chầu). Sân trải rộng khắp bề ngang chính điện và đến sát thềm hai nhà tả vu và hữu vu với tổng diện tích 3.539,2 m² (rộng 58,5 m; dài 60,5 m).
Sân rồng là lối vào khu chính điện, gồm 3 toà điện lớn xây trên nền đất rộng, cao 1,8 m so với sân rồng, bề ngang 38 m, chiều sâu 46 m.
Từ sân rồng đi lên chính điện là một thềm lớn, rộng 5 m có 9 bậc với 3 lối lên, có chiều rộng không bằng nhau, lối giữa rộng 1,8 m, lối bên rộng 1,21 m, được trang trí hình rồng tạc tròn, thân uốn khúc,…
Những câu chuyện truyền thuyết :
Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh không chỉ hấp dẫn du khách trong và ngoài nước bởi kiến trúc độc đáo đậm chất Á Đông của khu kinh thành cổ, mà còn thu hút du khách bởi những câu chuyện truyền thuyết mang màu sắc huyền bí tại khu lăng tẩm của các Vua chúa thời Hậu Lê.
Đầu tiên phải kể đến là Vĩnh Lăng (lăng vua Lê Thái Tổ). Lăng được xây dựng trên một dải đất bằng phẳng cách điện Lam Kinh 50 m, phía trước có minh đường rộng rãi và bình phong là núi Chúa, phía sau có gối tựa núi Dầu, hai bên tả, hữu có hai dãy núi tạo thế “hổ phục rồng chầu”.
Bố cục và phong cách mai táng của Vĩnh lăng đơn giản nhưng tôn nghiêm. Lăng đắp đất hình lập phương, xung quanh xây chèn bằng đá đục ở bên ngoài, có kích thước 4,4 x 1 m.
Trước Lăng có hai hàng tượng quan hầu và tượng các con giống tạc bằng đá dựng ở đây để trấn trạch (bốn đôi con giống đối nhau theo thứ tự hai nghê, hai ngựa, hai tê giác, hai hổ).
Bia Vĩnh Lăng được dựng cách lăng 300 m, bằng đá trầm tích biển nguyên khối cao 2,97 m; rộng1,94 m; dày 0,27 m; đặt trên lưng một con rùa lớn cũng được tạc từ đá trầm tích biển nguyên khối có chiều dài 3,46 m; rộng 1,9 m; cao 0,94 m kể cả đế.
Cũng tại khu Vĩnh Lăng này có tồn tại truyền thuyết về cây ổi cười, tạo lên sự huyền bí cho vùng đất Lam Kinh. Du khách chỉ cần dùng ngón tay cù nhẹ lên thân cây, thì toàn bộ cây ổi đều rung lên như có một cơn gió mạnh thổi qua. Chuyện về cây ổi biết cười bắt đầu từ hơn 10 năm về trước, do một du khách tình cờ phát hiện. Không chỉ toàn thân cười khi có người chạm vào vào, cây ổi còn mang lại một cảm giác nhẹ nhõm khác lạ nếu du khách nắm tay vào cành và nhắm mắt lại tĩnh tâm.
Cũng nằm trong khu quần thể lăng mộ, cây lim cổ thụ có tuổi thọ khoảng 600 năm tuổi, cao nhất nhì rừng Lam Kinh, được gọi bằng cái tên “cây lim hiến thân”.
Chuyện kể lại rằng, cây lim đang xanh tươi, khỏe mạnh bất ngờ trút hết lá ra đi ngay khi dự án phục hồi phỏng dựng Chính điện Lam Kinh được phê duyệt năm 2010. Thân và cành lim được ước lượng đủ kích thước để làm một bộ gồm: cột cái, cột quân, cột góc và thượng lương để phục vụ Lễ phạt mộc khởi công cung điện vào tháng 10 cùng năm.
Đường kính phần gốc cây lim trùng khớp với chân đá tảng cột cái (xấp xỉ 0,8 m), phần ngọn khoảng 0,65 cm, vừa với chân đá tảng cột quân. Những sự trùng hợp về kích thước này được đồn đoán rằng, dường như cây Lim sinh ra để thực hiện sứ mệnh của 600 năm sau đó là phỏng dựng lại cung điện cho hậu thế.
Đó chỉ là hai trong số rất nhiều câu chuyện truyền thuyết mà du khách sẽ được trực tiếp trải nghiệm khi đến thăm Quần thể khu di tích Lam Kinh. Du khách không chỉ được sống trong không gian lịch sử, ngược dòng về quá khứ để tưởng nhớ đến một thời kỳ hưng thịnh bậc nhất trong lịch sử Việt Nam, mà còn được nghe những tích xưa, tận mắt chứng kiến chuyện lạ, như cách gọi của chính những người dân địa phương : “Quần thể di tích Lam Kinh là thế giới của những câu chuyện cổ tích được xây nên từ những linh khí của trời đất”.