CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH NAM ĐỊNH :
“HÀ NỘI – ĐỀN TRẦN – CHÙA CỔ LỄ (NAM ĐỊNH) – HÀ NỘI”
THỜI GIAN : 01 NGÀY
PHƯƠNG TIỆN : Ô TÔ
Mã tour : 0282
Thời gian : 1 ngày
Điểm đến chính : Đền Trần – Chùa Cổ Lễ (Nam Định)
Nơi khởi hành : Hà Nội – Nơi kết thúc tour: Hà Nội
Giá tour / 1 khách: 2.000.000 VND (Hai triệu đồng), áp dụng cho Đoàn 45 khách trở lên.
Di động : 09.68.2222.86 – 09.68.2486.82
1.THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH :
HÀ NỘI – ĐỀN TRẦN – CHÙA CỔ LỄ – HÀ NỘI (ĂN: SÁNG, TRƯA)
–06h 00: Xe và Hướng dẫn viên của Công ty đón Quý khách tại điểm hẹn ở Hà Nội, khởi hành đi đền Trần – Nam Định.
-Trên đường đi, Quý khách dừng nghỉ, dùng bữa sáng tại Phủ Lý. Sau đó, tiếp tục đi đền Trần – nơi thờ các vị vua nhà Trần, nghe giới thiệu về lịch sử xây dựng đất nước và ba lần đánh quân Nguyên lừng lẫy của các vị vua nhà Trần.
-Tới nơi, Đoàn làm lễ dâng hương tại Đền Trần. Quý khách có thể xin cho mình ấn cầu mong sự may mắn, an lành cho bản thân và gia đình.
-Sau đó, Quý khách tham quan chùa Phổ Minh.
–11h 30: Xin mời Quý khách nghỉ ngơi, dùng bữa trưa tại nhà hàng.
–13h 30: Quý khách đi tham quan chùa Cổ Lễ – một trong những ngôi chùa nổi tiếng có kiến trúc đặc trưng nhất Nam Định.
-Tới nơi, Quý khách làm lễ dâng hương cầu mong sự an lành cho người thân, gia đình; chụp hình lưu niệm quang cảnh chùa.
–15h 00: Quý khách trở về Hà Nội.
–17h 30: Quý khách về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chương trình: “Hà Nội – Đền Trần – Chùa Cổ Lễ (Nam Định) – Hà Nội 01 ngày”.
-Hướng dẫn viên của Công ty cảm ơn Quý khách đã sử dụng dịch vụ, chào tạm biệt và hẹn gặp lại Quý khách trong các chương trình du lịch sau !
2.CHI TIẾT VỀ GIÁ TOUR DU LỊCH :
-Giá tour / 1 khách : 2.000.000 VND (Hai triệu đồng), áp dụng cho Đoàn 45 khách trở lên.
–Trẻ em dưới 5 tuổi miễn phí tiền tour, từ 5 đến 10 tuổi tính ½ suất người lớn, từ 11 tuổi trở lên tính giá tour như người lớn.
2.1. GIÁ TRÊN BAO GỒM :
-Xe ô tô đời mới, điều hòa nhiệt độ tốt.
–Hướng dẫn viên suốt tuyến.
-Ăn sáng : 01 bữa.
-Ăn chính : 01 bữa.
-Vé vào cổng các điểm tham quan theo chương trình du lịch này.
-Bảo hiểm 10.000.000 VND / vụ (Mười triệu đồng / vụ).
2.2. GIÁ TRÊN KHÔNG BAO GỒM :
-Chi phí cá nhân : giặt là, điện thoại…
-Đồ uống trong bữa ăn.
-Thuế VAT 10%.
-Các chi phí không có trong chương trình này.
-Hương, hoa, đồ cúng lễ tại chùa, đền.
3. GIỚI THIỆU ĐỀN TRẦN VÀ CHÙA CỔ LỄ :
3.1. ĐỀN TRẦN:
Khu di tích Đền Trần Nam Định là ngôi đền thờ 14 vị vua nhà Trần cùng gia quyến và các quan lại có công phù tá. Nơi đây còn nổi tiếng với Lễ dâng hương khai ấn Đền Trần đầu xuân và Hội Đền Trần tháng tám âm lịch hàng năm.
Các công trình trong khu di tích đền Trần – Nam Định :
Khu di tích đền Trần – Nam Định bao gồm 3 công trình kiến trúc chính là: Đền Thiên Trường, đền Cố Trạch và đền Trùng Hoa, có kiểu dáng chung và quy mô ngang nhau. Phía trước có cổng ngũ môn. Qua cổng là một hồ nước hình chữ nhật. Chính giữa phía sau hồ là đền Thiên Trường.
Đền Thiên Trường :
Đền Thiên Trường thường gọi Đền Thượng, tọa lạc ở vị trí trung tâm của khu di tích Đền Trần Nam Định. Đền được xây trên nền Thái Miếu và cung Trùng Quang của nhà Trần mà trước nữa là nhà thờ tộc của họ Trần. Cung Trùng Quang là nơi các thái thượng hoàng nhà Trần sống và làm việc. Kiến trúc Đền Thiên Trường hiện nay gồm có tiền đường, trung đường, chính tẩm, thiêu hương, 2 dãy tả hữu vu, 2 dãy tả hữu ống muống, 2 dãy giải vũ Đông Tây. Tổng cộng có 9 tòa, 31 gian. Khung đền được dựng bằng gỗ lim, mái lợp ngói, nền lát gạch.
Tiền đường là nơi để ban thờ và bài vị của các quan có công lớn phù tá nhà Trần. Trung đường đặt bài vị của 14 hoàng đế nhà Trần. Chính tẩm thờ tự 4 vị thủy tổ họ Trần, và các phu nhân, hoàng phi. Tòa thiêu hương (kinh đàn) đặt ban thờ và bài vị của các công thần nhà Trần.
Đền Cố Trạch :
Đền Cố Trạch thường gọi là Đền Hạ, nằm ở mặt Đông của khu di tích Đền Trần Nam Định. Tiền đường đặt bài vị 3 gia tướng thân tín của Trần Hưng Đạo là Phạm Ngộ, Phạm Ngũ Lão và Nguyễn Chế Nghĩa. Trung đường thờ bài vị và tượng của Trần Hưng Đạo, 4 người con trai, Phạm Ngũ Lão và các tả hữu tướng quân. Chính tẩm đặt bài vị cha mẹ, Trần Hưng Đạo và vợ (công chúa Thiên Thành), 4 con trai và 4 con dâu, con gái và con rể.
Thiêu hương (kinh đàn) đặt long đình, trong có tượng Trần Hưng Đạo cùng 9 pho tượng Phật. Gian tả vu đặt bài vị Trương Hán Siêu, Phạm Thiện Nhân và các văn thần triều Trần. Gian hữu vu đặt bài vị các võ thần triều Trần, bài vị Trần Công và các thân nhân họ Trần.
Đền Trùng Hoa :
Đền Trùng Hoa nằm ở mặt phía Tây của khu di tích Đền Trần. Đền được xây dựng mới từ năm 2000, trên nền cung Trùng Hoa xưa – nơi các hoàng đế nhà Trần về tham vấn các vị thái thượng hoàng. Trong đền Trùng Hoa có 14 pho tượng được đúc bằng đồng của 14 hoàng đế nhà Trần đặt tại tòa trung đường và tòa chính tẩm. Tòa thiêu hương đặt ngai và bài vị thờ hội đồng các quan. Gian tả vu thờ các quan văn. Gian hữu vu thờ các quan võ.
Lễ hội đền Trần :
Hàng năm, tại khu di tích Đền Trần Nam Định sẽ diễn ra 2 lễ hội lớn, đó là Lễ khai ấn Đền Trần đầu xuân và Hội Đền Trần tháng tám, thu hút đông đảo người dân địa phương cùng du khách thập phương về dự, tri ân công đức của 14 vị vua Trần và cầu mong những điều tốt đẹp.
Lễ Khai Ấn
3.2. SỰ LINH THIÊNG CỦA NGÔI CHÙA CỔ LỄ :
Huyền thoại về chùa Cổ Lễ có 27 nhà sư “cởi áo cà sa khoác chiến bào ra trận”
Nhắc đến thị trấn Cổ Lễ (huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định), du khách sẽ nhớ đến ngay Chùa Cổ Lễ – nơi có những nhà sư “cởi áo cà sa khoác chiến bào ra trận” để giành lại độc lập cho dân tộc.
Chùa Cổ Lễ với lối kiến trúc độc đáo :
Chùa Cổ Lễ cách trung tâm thành phố Nam Định khoảng 15 km; được xây dựng từ thế kỷ 12 thời Lý Thần Tôn với hiệu là “Thần Quang Tự”. Chùa thờ Phật và Đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không.
Theo văn bia còn lưu giữ tại chùa ghi lại, Đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không hương quán tại làng Điền Xá (huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình). Thủa nhỏ, ngài làm nghề chài lưới của cha ông; đến năm 29 tuổi ngài xuất gia.
Ngài cùng Thiên sư Giác Hải và Thiền sư Từ Đạo Hạnh kết nghĩa anh em sang Tây Vực (Bắc Ấn Độ) tầm học phép “Tâm vô lậu” đắc “Giới – Định – Tuệ viên dung nhập Thánh siêu phàm du nhật nguyệt”.
Sau khi đắc lục trí thần thông, cả 3 trở về nước. Đức Thánh Tổ Từ Đạo Hạnh trụ trì chùa Sài Sơn. Đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không trụ trì chùa Thần Quang (nay gọi là chùa Cổ Lễ). Đức Giác Hải Thiền sư trụ trì chùa Diên Phúc. Từ đó, 3 vị trở thành “Nam Thiên Tam Vị Thánh Tổ”.
Chùa Cổ Lễ được Bộ Văn Hóa xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật, “Di tích lịch sử văn hóa”,”Danh lam thắng cảnh quốc gia”năm 1988.
Sau đó, ngài vượt Tống quyên đồng đem về đúc “An Nam Tứ Khí”. Đây là 4 bảo vật quý ở nước ta gồm: Tượng Phật cao hơn 4 m ở chùa Quỳnh Lâm, TX Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh); Chuông Quy Điền nặng 1.000 kg ở Lục Đầu Giang, Phả Lại, Hải Dương; Tháp “Báo Thiên” cao 9 tầng ở Hà Nội; Đỉnh Phổ Minh nặng 1.000 kg ở Tức Mặc, thành phố Nam Định (tỉnh Nam Định).
Thượng tọa Thích Tâm Vượng- Trụ trì chùa Cổ Lễ chia sẻ: Trước đây, chùa được thiết kế bằng gỗ theo kiến trúc cổ. Trải qua thời gian phong hóa của nắng xói, mưa mòn và mối mọt nên ngôi chùa bị xuống cấp nghiêm trọng.
Năm 1902, Đệ Nhất sư Tổ Phạm Quang Tuyên về trụ trì đã trùng tu, tái thiết lại ngôi chùa theo kiến trúc”Nhất Thốc Lâu Đài” với quy mô rộng lớn, mang nền kiến trúc văn hóa Phật Giáo trứ danh. Nguyên liệu xây dựng chùa chủ yếu là vôi, gạch, cát, mật…
Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa cao 32m, nằm trên lưng co rùa khổng lồ.
Theo đó, phía trước chùa có tháp “Cửu Phẩm Liên Hoa” thiết kế theo kiểu 9 tầng hoa sen cao 32m; nằm trên lưng con rùa khổng lồ, đầu rùa hướng vào phía chùa. Con rùa được nằm giữa một hồ nước hình vuông, bốn góc là bốn hòn núi giả khá lớn, có đắp bốn con voi to.
Tiếp theo ngôi tháp là một chiếc cầu cong ba nhịp (còn gọi là cầu cuốn) bắc qua hồ Chu Tích (còn gọi là hồ Núi). Cầu Cuốn dẫn tới chùa Trình, còn gọi là Hội Quán Đường – nơi thờ Phật quan âm nghìn mắt nghìn tay, luôn từ bi cứu khổ cứu nạn cho dân. Trước sân chùa Trình có quả 2 lư khổng lồ.
Ngoài ra, 2 bên Hội Quán Đường là Đền thờ Linh Quang Từ – nơi thờ Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo và Đền thờ Thánh mẫu – nơi thờ Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
Cầu Cuốn bước vào chùa Trình.
Để đến được tới ngôi Tam Bảo tòa chính cung cao 29 m nơi thờ Phật và Đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không, du khách phải đi qua cây cầu núi là Tả Sơn Kiều hoặc Hữu Sơn Kiều. Hai cầu núi đều có chiều dài hơn 14 m.
Ngôi Tam Bảo tòa chính cung được xây dựng, thiết kế theo lối kiến trúc kết hợp giữa Âu và Á, giữa cổ và kim. Phía bên ngoài, có họa tiết, hoa văn, phù điêu mang biểu tượng Phật giáo; và có rồng, có phượng, hoa sen, cánh đao…
Một nhà sư đang sinh hoạt tại chùa Cổ Lễ cho biết : Năm 1934, Hòa thượng Phạm Thế Long kế vị trụ trì. Năm 1936, ông cùng nhân dân, tín đồ Phật tử đúc một quả chuông đồng nặng 9 tấn; cao 4,2 m; đường kính 2,2 m; thành chuông dày 8 cm; gọi là chuông Đại Hồng Chung. Đây là một trong những quả chuông lớn nhất ở Việt Nam tại thời điểm đó.
Quả chuông đồng nặng 9 tấn, được đúc từ năm 1936.
Miệng chuông có họa tiết hình cánh sen, thân có họa tiết hoa lá, sông nước và chữ Hán là báu vật thiêng liêng của chùa Cổ Lễ. Sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, sợ chuông bị giặc phá hoại, người dân cùng nhà chùa vần chuông ngâm giấu dưới hồ.
Khi hòa bình lập lại (năm 1954), quả chuông đồng được kéo lên đặt ở bệ giữa lòng hồ. Trải qua thời gian dài, đến nay quả chuông vẫn còn được giữ nguyên vẹn và trở thành biểu tượng lịch sử của chùa Cổ Lễ.
Năm 1997, được sự giúp đỡ của người dân, nhà chùa đã xây dựng 1 gác chuông ở sau chùa với chiều cao hơn 13 m, rộng 8,21 m gồm 3 tầng tứ diện 12 mái. Tầng trên cùng treo quả chuông nhỏ đời Lê Cảnh Thịnh thế kỷ XV nặng khoảng 300 kg; hai tầng dưới treo quả chuông nặng 9 tấn, cùng trọng lượng với quả chuông đang được đặt ở giữa lòng hồ.
Chùa Cổ Lễ được thiết kế theo kiến trúc Nhất Thốc Lâu Đài.
27 nhà sư”cởi áo cà sa khoác chiến bào ra trận” :
Chùa Cổ Lễ trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, Hoà thượng Thích Thế Long đã chủ trì buổi mít tinh trọng thể làm lễ phát nguyện cho 27 nhà sư “cởi áo cà sa khoác chiến bào ra trận” để bảo vệ quê hương. Đó là ngày 27/2/1947.
27 nhà sư này là những người yêu nước đến từ nhiều địa phương trong tỉnh Nam Định. Song, trong số này cũng có người đến từ Nghệ An, Hải Phòng, Ninh Bình.
Hôm đó, tại buổi lễ Cởi áo cà sa, chư ni Thích Đàm Nhung xúc động đọc lời phát nguyện:
“Cởi áo cà sa khoác chiến bào
Việc quân đâu có quản gian lao
Gậy thiền quét sạch loài xâm lược
Theo gót Trưng Vương tỏ nữ hào”.
Ngay sau đó, 27 nhà sư đã “cởi áo cà sa”, chính thức lên đường nhập ngũ, bảo vệ Tổ quốc.
Bên trong Ngôi Tam Bảo tòa chính cung chùa Cổ Lễ chủ yếu thờ Phật.
Theo lịch sử để lại, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, các nhà sư đã lập nên nhiều chiến tích; tuy nhiên có 12 nhà sư đã hy sinh tại các mặt trận chiến trường.
Các nhà sư còn lại, sau khi xong nhiệm vụ cứu nước, có người tiếp tục ở lại quân ngũ giữ nhiều chức vụ cao, có người lại trở về cửa thiền tu hành, giữ nhiều trọng trách quan trọng khác trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Chiếc ba lô – một kỷ vật thời chiến của những nhà sư ra chiến trường đang được lưu giữ cần thận ở chùa.
Đây là một kì tích, dấu ấn hết sức đặc biệt của Phật giáo Việt Nam nói chung và Phật giáo tỉnh Nam Định, chùa Cổ Lễ nói riêng. Phải nói rằng, sự kiện 12 nhà sư hy sinh nơi chiến trường đã trở thành 1 sự kiện quan trọng, đầy tự hào trong lịch sử Phật giáo Việt Nam.
Năm 1999, để tưởng nhớ công ơn của những nhà sư đã anh dũng hy sinh bảo vệ đất nước, nhà chùa cùng một nhóm ni sư đã xây dựng một vườn tượng trong khuôn viên chùa.
Tại các bậc lên xuống có gắn nhiều rồng đá, lan can sấu cá, rồng cách điệu; còn ở trên nóc chùa có gắn rồng, phượng, hoa văn cổ…
Được biết, trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, chùa Cổ Lễ vừa là nơi hội họp chỉ đạo phong trào cách mạng của tỉnh Nam Định, vừa cơ sở nuôi giấu cán bộ, du kích và bộ đội chủ lực Sư đoàn 320, Đại đội 91 của tỉnh, Đại đội 75 huyện Trực Ninh.
Ngày nay, hàng năm, cứ từ ngày 13 – 16/9 Âm lịch, hội chùa Cổ Lễ lại được tổ chức tưng bừng với rất nhiều trò chơi dân gian như lễ rước Phật, đấu vật, đánh cờ người, đua tải trên dòng sông uốn lượn quanh chùa…, nhằm suy tôn Thiền sư, pháp sư Nguyễn Minh Không – tổ sư nghề đúc đồng.
Xung quanh chùa có nhiều cây xanh, lối đi thông thoáng.
Trên cùng nóc Tòa Chính cung chùa Cổ Lễ được trang trí rất đẹp mắt.
Xe ô tô của Thủ tướng Phạm Văn Đồng tặng Hòa thường Thích Thế Long.
Trống đồng cổ xưa còn lưu giữ trong chùa Cổ Lễ.
Vườn tượng 12 nhà sư đã hi sinh anh dũng để bảo vệ Tổ quốc.
Hàng năm, cứ từ ngày 13 – 16/9 Âm lịch, hội chùa Cổ Lễ lại được tổ chức với nhiều trò chơi văn hóa dân gian, trong đó có bơi thuyền.