CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
HÀ NỘI – PHONG NHA KẺ BÀNG (QUẢNG BÌNH)
– QUÊ BÁC – BIỂN CỬA LÒ (NGHỆ AN) – HÀ NỘI
THỜI GIAN : 03 NGÀY 03 ĐÊM
PHƯƠNG TIỆN : Ô TÔ
Mã tour : 0253
Thời gian : 03 ngày 03 đêm.
Điểm đến chính : Phong Nha Kẻ Bàng (Quảng Bình) – Quê Bác – Biển Cửa Lò (Nghệ An)
Nơi khởi hành : Hà Nội – Nơi kết thúc tour: Hà Nội
Giá tour / 1 khách : 6.000.000 VND (Sáu triệu đồng), áp dụng cho Đoàn 45 khách trở lên.
Di động : 09.68.2222.86 – 09.68.2486.82
1.THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH :
ĐÊM 01: HÀ NỘI – QUẢNG BÌNH (ĂN: ĐÊM)
–19h 00: Xe và Hướng dẫn viên của Công ty đón Quý khách từ điểm hẹn ở Hà Nội, khởi hành đi Quảng Bình. Quý khách ngủ đêm trên xe.
-Trên đường đi, xin mời Quý khách nghỉ ngơi và ăn đêm.
NGÀY 01: ĐỘNG PHONG NHA (ĂN : SÁNG, TRƯA, TỐI)
–7h 00: Đến Động Phong Nha, xin mời Quý khách ăn sáng, lên thuyền đi tham quan động Phong Nha.
–11h 00 : Quý khách ăn trưa tại nhà hàng.
–12h 00 : Quý khách nhận phòng khách sạn, nghỉ ngơi.
–Chiều : Quý khách tự do vui chơi tham quan, khám phá thị trấn Phong Nha.
-Quý khách nghỉ đêm tại khách sạn.
NGÀY 02 : PHONG NHA – QUÊ BÁC ( ĂN : SÁNG, TRƯA, TỐI )
-5h 40: Hướng dẫn viên làm thủ tục trả phòng.
-6h 20: Quý khách ăn sáng.
-7h 00: Quý khách lên xe, về quê Bác – Nghệ An.
-11h 00: Xin mời Quý khách ăn trưa tại nhà hàng.
-12h 30: Đoàn nhận phòng khách sạn.
-14h 00: Xe và Hướng dẫn viên đưa Đoàn đi tham quan quê Bác (Làng Kim Liên quê nội và làng Hoàng Trù quê ngoại). Tham quan quê Bác xong, Quý khách tự do đi mua đồ lưu niệm ở quê Bác về làm quà tặng người thân.
-18h 30: Xin mời Quý khách ăn tối tại nhà hàng. Sau bữa tối, Quý khách tự do tham quan và nghỉ đêm tại khách sạn thành phố Vinh.
NGÀY 03 : THÀNH PHỐ VINH – BIỂN CỬA LÒ – TRỞ VỀ HÀ NỘI (ĂN : SÁNG, TRƯA)
-6h 00: Hướng dẫn viên làm thủ tục trả phòng khách sạn.
-6h 30: Quý khách ăn sáng tại nhà hàng.
–7h 00: Quý khách tự do tắm biển Cửa Lò. Quý khách mua hải sản tươi, khô về làm quà tặng người thân và bạn bè.
-11h 00: Đoàn trở về nhà hàng dùng cơm trưa.
-12h 00: Xe và Hướng dẫn viên đưa Quý khách lên xe trở về Hà Nội.
-Quý khách về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chương trình : “Hà Nội – Phong Nha Kẻ Bàng – Quê Bác – Biển Cửa Lò – Hà Nội 03 ngày 03 đêm”. Hướng dẫn viên của Công ty cảm ơn Quý khách đã sử dụng dịch vụ, xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong các chương trình du lịch sau !
2. CHI TIẾT VỀ GIÁ TOUR DU LỊCH :
Giá tour / 1 khách : 6.000.000 VND (Sáu triệu đồng), áp dụng cho Đoàn 45 khách trở lên.
Giá tour / 1 khách : 6.000.000 VND (Sáu triệu đồng), áp dụng cho Đoàn 45 khách trở lên.
–Trẻ em dưới 05 tuổi miễn phí tiền tour, ăn ngủ cùng bố mẹ.
-Trẻ em từ 5 đến 9 tuổi tính ½ suất của người lớn.
-Trẻ em từ 10 tuổi trở lên tính giá tour như người lớn.
2.1. GIÁ TRÊN BAO GỒM :
-Xe ô tô du lịch đời mới, điều hòa nhiệt độ tốt.
-Hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm phục vụ suốt tuyến.
-Vé vào cổng 1 lần các điểm tham quan theo chương trình du lịch này.
-Bảo hiểm : 10.000.000 VND / vụ (Mười triều đồng / vụ).
-Ăn sáng : 03 bữa.
-Ăn chính : 06 bữa.
-Khách sạn đạt tiêu chuẩn, ở 04 người một phòng.
-Nước uống trên xe ô tô.
2.2. GIÁ TRÊN KHÔNG BAO GỒM :
-Đồ uống trong các bữa ăn.
-Chi phí cá nhân : giặt là, điện thoại…
-Thuế VAT 10%.
-Các chi phí không có trong chương trình này.
3. GIỚI THIỆU CHI TIẾT ĐIỂM DU LỊCH :
3.1. ĐỘNG PHONG NHA :
-Động Phong Nha, món quà vô giá của tạo hóa thuộc quần thể Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng được Nhà nước xếp hạng vườn quốc gia năm 2001 và Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới ngày 5/7/2003.
-Dấu vết cổ phát hiện ở Phong Nha là những bức tượng đá, bàn thờ xây bằng gạch đỏ của người Chăm vào thế kỷ IX-X cho thấy hang động này là nơi lưu giữ những dấu tích của người Chăm cổ từ miền Bắc vào miền Nam.
-Đặc biệt, hiện nay ở Phong Nha vẫn còn 97 ký tự cổ khắc trên đá tại hang Bi ký. Trong các thư tịch cổ, Phong Nha được mô tả trong cuốn dư địa chí Ô Châu cận lục -cuốn sách về vùng đất Bình – Trị – Thiên xưa – do Tiến sĩ Dương Văn An, người Quảng Bình, biên soạn vào giữa thế kỷ thứ XVI. Trong tác phẩm của mình, ông viết rằng : hang động Phong Nha còn đẹp hơn cả chốn Đào Nguyên.
-Theo sử sách thì người nước ngoài đến Phong Nha khá sớm. Từ năm 1899, linh mục Leopold Cardiere, người Pháp, khi đi truyền đạo tại một ngôi làng gần Phong Nha, đã thám hiểm hang động này bằng thuyền độc mộc. Sau chuyến thám hiểm của linh mục Cardiere, nhiều nhà khoa học, quan chức Pháp đã thăm Phong Nha. Nhà thám hiểm người Anh Baton đã khảo sát hang động này suốt 14 ngày đêm vào năm 1924.
-Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng có tổng diện tích rộng tới 200.000 ha, nằm trên địa phận huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới khoảng 50 km về phía Tây Bắc. Đặc trưng của khu vườn quốc gia mênh mông này là những kiến tạo đá vôi dạng karst hàng triệu năm tuổi, các loại hang động, sông ngầm và hệ động thực vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới.
-Vị trí của Phong Nha rất thuận lợi cho du khách cả nước tham quan vì từ miền Bắc vào hay từ miền Nam ra đều phải đi qua huyện Bố Trạch. Từ thành phố Đồng Hới đến ngã ba Hoàn Lão, quý khách rẽ theo đường tỉnh lộ số 2 chạy theo hướng Tây Bắc. Đi tiếp 16 km sẽ tới bờ sông Son, quý khách xuống thuyền để tới Phong Nha. Sóng dập dềnh, cảnh vật đôi bờ lặng ngắt như tờ, lác đác những nếp nhà đơn sơ của dân làng, vài con trâu thơ thẩn gặm cỏ. Gió sông Son mơn man, mơn man. Cảnh quê đẹp như tranh vẽ.
-Đang thả hồn lãng đãng theo sóng nước sông Son, chợt một khối đá xám ngắt khổng lồ hiện ra. Phong Nha ! Mất 30 phút ngồi thuyền, kỳ quan vĩ đại thiên tạo đã ở trước mặt. Càng đến gần, cửa động như càng mở rộng chào đón du khách. Luồng khí mát lạnh hơi nước luôn lưu thông từ trong động thổi ra ngoài và mang gió trời làm mát cho lòng động. Cửa động cao khoảng 10 mét, rộng 25 mét. Từ phía trên, nhũ đá nhỏ xuống trông như những giọt sương khổng lồ đang tan chảy.
-Động Phong Nha có hai phần: động khô và động nước. Động khô nằm ở độ cao 200 m, theo các nhà địa lý học, từ xa xưa dòng sông ngầm đã cạn nước, chỉ còn lại những vòm đá trắng và cột đá xanh ngọc bích.
-Phong Nha được biết đến sau bốn chuyến thám hiểm của Hội Hang động Hoàng gia Anh và các nhà khoa học Việt Nam kéo dài từ năm 1990 đến năm 1997. Các nhà khoa học đã khám phá và đo đạc 20 hang động với tổng chiều dài 70 km, 17 dòng sông ngầm ăn sâu vào tận trong lòng các khối núi đá vôi Kẻ Bàng. 20 hang động ngầm được chia thành hai hệ thống là hệ hang động Phong Nha và Hang Vòm, trong đó dài và hiểm trở nhất là hệ Hang Vòm, dài tới 28 km.
-Nhưng động Phong Nha, dài 7.729 mét, có 14 hang, có dòng sông ngầm dài 13.969 mét mới lung linh kỳ ảo và rực rỡ nhất. Các thạch nhũ trong động Phong Nha trải qua hàng triệu năm kiến tạo từ đá vôi dạng karst, bị nước mưa thẩm thấu, hoà tan và chảy xuống từ nóc hang tạo thành những nhũ đá vô cùng lạ mắt như sư tử, ngai vàng, Đức Phật… Nước mưa tiếp tục rơi xuống đáy hang, kết canxi tạo ra măng đá.
-Dạo bước trong lòng Phong Nha, bạn không thể không choáng ngợp trước sự vĩ đại của Trời đất. Những phiến đá, măng đá, nhũ đá, sông ngầm muôn hình muôn vẻ lung linh kỳ vĩ. Dường như Phong Nha là nơi hội tụ tất cả vẻ đẹp hoàn mỹ nhất của thiên nhiên và là nơi trí tưởng tượng được thăng hoa nhất.
-Động Phong Nha được Hội Hang động Hoàng gia Anh xếp hạng có bảy cái nhất: cửa hang cao và rộng nhất, sông ngầm xuyên núi dài nhất (14 km), bãi cát và bãi đá ngầm đẹp nhất, hồ nước ngầm đẹp nhất, hang khô rộng và đẹp nhất (hang Én), hang nước dài nhất (Hang Vòm – 28 km) và hệ thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất.
-Khó tin là miền cát trắng Quảng Bình, khúc eo hẹp nhất (chỗ hẹp nhất chỉ rộng 40 km) trên dải đất hình chữ S Việt Nam ta, lại ẩn giấu trong lòng một kiệt tác có một không hai của nhân loại !
3.2. LÀNG KIM LIÊN – QUÊ NỘI CỦA BÁC HỒ :
-Làng Sen – quê nội của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một làng quê thơm ngát hương sen, đó chính là nơi người đã sống trong thời niên thiếu (1901-1906).
-Có một ngôi làng mà những hình ảnh thân thương gần gũi đã đã in sâu vào tâm thức người Việt. Nơi ấy có những mái nhà tranh dưới những lũy tre xanh, có nhịp võng trưa hè cùng tiếng ru ầu ơ của mẹ, có câu dân ca mênh mang cùng đồng ruộng núi sông… Ngôi làng mang tên làng Sen vì luôn ngát hương sen; là quê hương của Bác Hồ kính yêu, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam ta !
-Làng Sen thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An- mảnh đất miền Trung đầy nắng gió. Từ thành phố Vinh đi theo Quốc lộ 46 khoảng 15 km là tới làng Sen, quê Bác.
-Dẫu đã qua cả thế kỷ, vạn vật đổi thay nhưng những hình ảnh xưa cũ của làng Sen gắn liền với tuổi thơ Bác vẫn được lưu giữ đến bây giờ như một miền ký ức đẹp và là tấm gương sáng cho mọi những thế hệ.
-Năm 1901, thân phụ Bác Hồ là Nguyễn Sinh Sắc đỗ Phó bảng, là một niềm vinh dự với gia đình, họ tộc và cả làng Sen. Dân làng Sen đã dựng một ngôi nhà gỗ mái tranh 5 gian để đón vị Phó bảng vinh quy bái tổ.
-Cả gia đình đã từ làng Hoàng Trù (quê ngoại Bác Hồ) trở về sống tại Làng Sen. Ngôi nhà này đã gắn với tuổi thơ Bác Hồ từ năm 1901 đến năm 1906 (trước khi Bác theo cha vào Huế).
-Đó là một ngôi nhà gỗ 5 gian, lợp mái tranh, nhỏ bé, mộc mạc, giản dị dưới màu xanh của vườn cây và những bóng tre. Đây là nơi ở chính của cả gia đình, kế bên là nhà ngang sử dụng làm nhà bếp.
-Cả hai nếp nhà đều thấp, khiêm nhường, và điển hình cho những nếp nhà ở làng quê nông thôn Việt Nam, với vì kèo gỗ, với mái hiên cùng những tấm giại- liếp; với cổng ngõ khoảng sân phía trước – gắn liền với không gian khoáng đạt của thiên nhiên.
-Hai gian nhà phía ngoài là nơi đặt bàn thờ tổ tiên và là nơi tiếp khách – đàm đạo chuyện thế sự của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.
-Gian thứ ba là nơi ở của bà Nguyễn Thị Thanh – chị cả của Bác Hồ. Hai gian còn lại là nơi nghỉ và sinh hoạt của cả gia đình.
-Ở gian thứ tư có kê bộ phản gần cửa sổ là nơi cụ Phó bảng thường nằm đọc sách.
-Gian thứ năm kê bộ phản là nơi nghỉ của hai anh em Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung (tức Bác Hồ).
-Dù đã đỗ đạt song gia đình cụ Phó bảng vẫn sống thanh đạm. Phần lớn các đồ đạc trong nhà đều do dân làng tặng, những kỷ vật tới giờ được gìn giữ gần như nguyên vẹn.
-Ngôi nhà của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đã gắn bó với một giai đoạn quan trọng đầy ý nghĩa thời niên thiếu của cuộc đời Bác Hồ từ năm 11- 16 tuổi.
-Ngôi nhà là những ân tình làng xóm quê hương, là nơi chứng kiến quá trình học tập, trưởng thành; là nơi ghi dấu cảm xúc đầu tiên về lòng yêu nước và những nhận thức thời cuộc – bước tiền đề cho con đường cứu nước sau này của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
-Ngôi nhà tranh lịch sử là cụm di tích quan trọng bậc nhất của Khu di tích lịch sử Kim Liên – được xây dựng từ những năm 60 thế kỷ trước, cùng nhiều hạng mục kiến trúc khác, được nâng cấp và tôn tạo nhiều lần.
-Khu di tích lịch sử Kim Liên còn bao gồm các kiến trúc mới như khu hành lễ, nhà lưu trữ và trưng bày các tài liệu, hiện vật liên quan đến cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.
-Đây cũng là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa– chính trị liên quan. Khu di tích lịch sử Kim Liên là một trong bốn khu di tích quan trọng nhất về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch) công nhận là di tích lịch sử văn hoá quốc gia từ năm 1979.
3.3. LÀNG HOÀNG TRÙ- QUÊ NGOẠI CỦA BÁC HỒ :
-Sau cánh cổng tre rộng mở là lối đi giữa hai bờ dậu dẫn chúng ta đến một ngôi nhà thờ và hai ngôi nhà tranh thân thuộc, giống những ngôi nhà của cư dân vùng này thuở trước.
-Cụ Hoàng Đường là ông ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
-Ngôi nhà của cụ gồm có 5 gian và hai chái, trong đó ba gian ngoài thông với nhà thờ rất thoáng mát. Bộ phản kê ở gian thứ nhất là nơi cụ Đường dạy học. Gian thứ hai có bộ tràng kỷ bằng tre, chiếc án thư với những dụng cụ dạy học như bút lông, nghiên mực… Gian thứ ba có bộ phản dùng làm nơi nghỉ ngơi của thày và trò. Hai gian còn lại là nơi nghỉ ngơi của cụ bà và là nơi sinh hoạt của gia đình.
-Cuối năm 1883 ông bà Hoàng Đường tổ chức lễ thành hôn cho hai con là Hoàng Thị Loan (thân mẫu của Hồ Chủ tịch) và Nguyễn Sinh Sắc (thân phụ của Chủ tịch Hồ Chí Minh) tại ngôi nhà gỗ 5 gian này. Ông bà đã dựng ngôi nhà tranh ba gian đầu góc vườn phía Tây để cho đôi vợ chồng trẻ ở riêng.
-Ngôi nhà tại làng Hoàng Trù là nơi bà Hoàng Thị Loan sinh ra và lớn lên, là lớp học đầu tiên ươm trồng tài năng của ông Nguyễn Sinh Sắc. Đây cũng là nơi ghi dấu những kỷ niệm êm đẹp trong tuổi ấu thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
-Ngôi nhà tranh 3 gian nằm ở góc vườn phía Tây nhà ông bà Hoàng Đường là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh cất tiếng khóc chào đời và sống ở đây cho tới năm lên 3 tuổi. Gian ngoài cạnh cửa sổ có chiếc án thư với nghiên mực, hộp đựng bút lông, hai chiếc ghế vuông, chếch về phía trong là hai giá sách đựng sách thánh hiền. Tại gian nhà này, cụ Hoàng Đường thường qua đây trao đổi với ông Sắc về văn chương, chữ nghĩa.
-Gian giữa sát phên có chiếc giường nhỏ bằng gỗ xoan, liếp nứa, trải chiếu mộc, chiếc màn bằng vải nhuộm nâu là nơi nghỉ của ông Sắc và bà Loan. Sát bên chiếc giường là chiếc rương gỗ nhỏ dùng đựng lương thực và các vật qúy của gia đình.
-Chiếc khung cửi đặt ở gian thứ ba là công cụ lao động của bà Loan dùng để dệt vải, dệt lụa nuôi sống cả gia đình. Bà Hoàng Thị Loan vừa dệt vải vừa hát ru con để chồng yên tâm việc bút nghiên. Tại đây còn có chiếc võng gai đơn sơ, nơi xưa kia Bác Hồ đã từng nằm ngủ. Tuổi thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được mẹ chăm sóc, vun đắp bằng những làn điệu dân ca bay bổng chứa đựng những ước mơ cao đẹp, hy vọng sâu xa.
3.4. BIỂN CỬA LÒ :
-Cửa Lò là một thị xã thuộc tỉnh Nghệ An, nằm ở phía Đông của tỉnh Nghệ An, phía Đông giáp Biển Đông, phía Tây giáp Nghi Lộc, phía Nam giáp thành phố Vinh và huyện Nghi Xuân, phía Bắc giáp Diễn Châu. Trước đây, Cửa Lò thuộc huyện Nghi Lộc. Cửa Lò nổi tiếng với bãi biển, khu nghỉ mát và cảng biển sầm uất. Từ ngày 12/3/2009, Bộ Xây dựng đã có quyết định công nhận Cửa Lò là đô thị loại 3.
-Trong dân gian, Cửa Lò còn lưu giữ được một truyền thuyết cổ tích: “Nàng Tố Nương mỏi mắt trông chồng” nói về hòn đảo này. Tố Nương quê ở vùng An Lạc , Sơn Tây. Chồng Nàng quê ở Hàm Hoan, nay là xứ Nghệ An. Vợ chồng đều là tướng lĩnh của Hai Bà Trưng. Khi cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, vợ chồng lưu lạc mỗi người một nơi. Tố Nương quyết định dong buồm về Hàm Hoan tìm chồng. Gần đến nơi, không may thuyền bị bão, dạt vào đảo Quỳnh Nhai. Đến đây, nàng không còn sức lực và phương tiện để vào đất liền được nữa, đành phải ở lại trên đảo, ngày đêm dán mắt nhìn vào quê chồng. Đảo Mắt – Nhãn Sơn có tên từ đó. Đảo Mắt là vị trí tiền tiêu quan trọng để bảo vệ sự bình yên cho đất liền. Trên Đảo có rừng xanh với nhiều loài chim biển, khỉ, dê, lợn rừng…là tiềm năng du lịch sinh thái đa dạng thu hút du khách du lịch.
-Đảo Hòn Ngư Song Ngư là hòn đảo nằm cách đất liền hơn 4 km. Đảo gồm hai hòn lớn nhỏ. Hòn lớn cao 133 m, hòn nhỏ cao 88 m so với mặt nước biển. Phan Huy Chú viết trong sách “Lịch triều hiến chương loại chí” : Núi Song Ngạn ở cửa bể Hội Thống…giống như hình hai con cá, tục gọi là núi Song Ngư, người địa phương đơn giản gọi nó là Đảo Ngư hay Hòn Ngư. Muốn nhìn rõ toàn cảnh của Hòn Ngư ta phải đứng từ bến sông. Sông Cửa Lò nhánh chính xuất phát từ nhánh Tây, chảy qua Hương Vận, Phan Thanh. Sau khi chia nước cho Kênh Nhà Lê, sông băng qua đường Thiên lý, nay là Quốc lộ 1A ở Cầu Cấm rồi chảy giữa Rú Đầu Voi và Rú Cấm, ra đến gần biển thì gặp rú Dung, tiếp đến là rú Làng Khô ở bờ Bắc nên sông uốn dòng chảy về phía Nam rồi đổ ra biển.
-Tục ngữ nói : cảnh có núi sông nhiều thú lạ. Đây không chỉ có núi sông mà còn có biển biếc. Chính nhờ có Song Ngư án ngự ở phía ngoài mà nó làm cho bãi biển Cửa Lò thêm nên thơ, mỹ lệ. Màu xanh bốn mùa của nước biển trải dài ra tít tận xa thì gặp màu mây pha sắc hung hung đỏ của vách đảo lúc trời sáng trong. Vào những chiều bảng lảng, bến vắng, con người dù trong lòng còn nặng thì khi nhìn ra đấy cũng bớt phần xót xa. Đảo che chở cho những chiếc thuyền đánh cá nhỏ nhoi. Bãi chùa nằm ở phía Tây của Đảo Ngư. Chùa được xây dựng ở thế kỷ thứ XIII có Chùa và Vườn chùa; Chùa có chùa Thượng, chùa Hạ, mỗi Chùa có 3 gian lợp ngói âm dương; Các xà hạ khắc chạm các vật Tứ linh ( Long, Ly, Quy, Phượng) rất đẹp và rất linh thiêng; Vườn chùa có nhiều cây xanh mọc tự nhiên như : Đại, Mưng, Dưới ( trong Vườn chùa hiện có 02 cây Dưới cổ thụ ) và 01 giếng nước ngọt gọi là Giếng Ngọc. Ngoài du lịch tắm biển, ngắm đảo hưởng khí hậu trong lành quý khách còn có thể tham gia du lịch leo núi, du ngoạn bằng thuyền quanh đảo, thăm khu nuôi Cá Dò Đảo Ngư. Khu đảo thực sự trở thành một điểm du lịch hấp dẫn đối với tất cả du khách đến Cửa Lò và ” Đến Cửa Lò phải đến với Đảo Ngư”. Về đảo Lan Châu: UBND tỉnh đã đồng ý cho thị xã Cửa Lò tiến hành dự án làm cầu tàu du lịch tại đảo Lan Châu và Đảo Ngư để kịp phục vụ cho năm Du Lịch Nghệ An 2005. Đảo Lan Châu nằm ngay sát bờ biển, tiếng địa phương còn gọi là Rú Cóc, vì đảo có hình dáng như một con cóc khổng lồ đang vươn mình ra biển khơi. Đảo Lan Châu chia bãi tắm Cửa Lò thành hai khu vực riêng biệt. Điều đặt biệt là khi thuỷ triều lên, tất cả chân đảo chìm dưới nước biển, khi thuỷ triều xuống, phía Tây hòn đảo nối với đất liền thành bán đảo. Phía Đông là những vách đá lô nhô trải dài ra phía biển, do sự bào mòn của gió và sóng tạo cho những hòn đá này có những hình thù kỳ thú. Trên đỉnh cao của đảo có lầu nghinh phong của vua Bảo Đại, từ vị trí này có thể quan sát toàn cảnh thị xã, cảng Cửa Lò và phóng tầm mắt ra biển khơi bao la. Hiện nay, Đảo Lan Châu đang được quy hoạch thành khu du lịch cao cấp và thể thao nước, sắp tới nơi đây sẽ được xây dựng cầu tàu phục vụ khách du lịch tham quan Đảo Ngư, Đảo Mắt và các tuyến du lịch biển. Cửa Lò được Tổ chức Du lịch thế giới (WTO) đánh giá là một trong những bãi tắm lý tưởng nhất Việt Nam: với chiều dài gần 10 km, được bao bọc bởi hai con sông ở hai đầu, độ dốc thoải đều, nước biển trong xanh, sóng vừa phải, độ mặn thích hợp là những đặc điểm mà không phải bãi tắm nào cũng có. Bãi tắm Cửa Lò chia thành ba bãi nhỏ : Bãi tắm Lan Châu (ở phía Bắc), Bãi tắm Xuân Hương (ở giữa) và Bãi tắm Song Ngư (ở phía Nam). Hiện nay, khu vực khai thác du lịch chủ yếu ở Bãi tắm Xuân Hương. Vì vậy tiềm năng bãi biển Cửa Lò còn rất lớn. Trong tương lai, hai bãi tắm còn lại sẽ được đầu tư xây dựng các du án du lịch cao cấp như : khu resort, thể thao nước, Công viên thế giới tuổi thơ, Khu liên hiệp du lịch-thương mại-thể thao, Làng văn hoá các dân tộc Việt Nam, Bảo tàng hải dương học… Khi các dự án này đi vào hoạt động sẽ đưa du lịch Cửa Lò hoạt động quanh năm, tăng thêm thu nhập, giải quyết nhiều việc làm cho người dân địa phương. Khu du lịch sinh thái Cửa Hội được thành lập năm 2000 trên diện tích 5 ha, nằm ẩn mình dưới rừng phi lao xanh mát. Khu du lịch sinh thái có dịch vụ ăn uống hải sản biển, nghỉ nhà sàn riêng biệt, câu cá hồ nước ngọt, tắm biển…Đây là địa điểm nghỉ mát lý tưởng cho những ai muốn thoát khỏi không khí ồn ào, náo nhiệt của chốn thị thành. Đặc biệt từ vị trí này, du khách có thể nhìn Đảo Ngư với hai hòn nối tiếp nhau, giải thích vì sao, đảo còn có tên là Song Ngư. Tương lai không xa, khu du lịch sinh thái Cửa Hội được quy hoạch nằm trong phần đất của dự án Làng du lịch văn hoá các dân tộc Việt Nam tại Cửa Lò. Khi dự án này đi vào hoạt động sẽ góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá xứ Nghệ, kéo dài thời gian lưu trú của du khách, tạo nên một điểm nhấn quan trọng cho du lịch Cửa Lò.
-Cửa Hội Cách Cửa Lò 5 km dọc theo bãi biển. Cửa Hội là chính nơi con sông Lam đổ ra biển, nơi đây có biển, có sông. Từ nơi này có nhìn thấy Hòn Ngư trực diện nhất. Khu vực này bạt ngàn rặng phi lao, biển ở đây vẫn còn hoang sơ, tĩnh lặng khác hẳn với không khí náo nhiệt ở Cửa Lò. Từ Cửa Hội có thể đi dọc theo đường ven Sông Lam đi qua rừng Chàm Hưng Hoà (nơi có một thảm thực vật, động vật phong phú gồm nhiều loài chim và bò sát) đến Núi Quyết, Bến Thuỷ hoặc đi theo tỉnh lộ 535 khoảng 10 km là đến trung tâm thành phố Vinh.
-Cửa Hội Cách Cửa Lò 5 km dọc theo bãi biển. Cửa Hội là chính nơi con sông Lam đổ ra biển, nơi đây có biển, có sông. Từ nơi này có nhìn thấy Hòn Ngư trực diện nhất. Khu vực này bạt ngàn rặng phi lao, biển ở đây vẫn còn hoang sơ, tĩnh lặng khác hẳn với không khí náo nhiệt ở Cửa Lò. Từ Cửa Hội có thể đi dọc theo đường ven Sông Lam đi qua rừng Chàm Hưng Hoà (nơi có một thảm thực vật, động vật phong phú gồm nhiều loài chim và bò sát) đến Núi Quyết, Bến Thuỷ hoặc đi theo tỉnh lộ 535 khoảng 10 km là đến trung tâm thành phố Vinh.
-Sông Cấm chảy qua phía Bắc của thị xã, hai bên bờ sông núi non nối tiếp nhau như ôm lấy dòng sông để đưa dòng sông về với biển lớn, tạo nên phong cảnh hữu tình. Bên tả ngạn dòng sông có núi lớn đầu núi hướng ra biển tựa như đầu rồng gọi là núi Rồng (Long Sơn) với màu sáng tươi, phía cuối núi nơi sát biển có một giếng nước ngọt trong xanh, không bao giờ cạn còn gọi là Mắt Rồng được nhân dân thường lấy nước về để tế lễ thần linh. Bên hữu ngạn đối diện Long Sơn là Lô Sơn (núi Lò) là Lò của trời đấy nên rất linh thiêng.
-Chùa Lô Sơn tên chữ là Phổ Am Tự, chùa nằm trên địa bàn khối 6, phường Nghi Tân phía bắc Cửa Lò tựa lưng vào núi Lô Sơn, chùa được dựng từ thời Lê, cảnh chùa trang nghiêm, thanh tịnh. Trong chùa có Xá lợi Đức bổn sư Thích Ca và xá lợi các thánh tăng. Ngoài ra còn có nhiều cây cổ thụ lớn lâu năm như Cây Đại có tuổi hơn 420 năm; Cây Mít có tuổi hơn 360 năm, Cây Nhãn hơn 260 năm.